So sánh gỗ MFC và MDF giống và khác nhau ở điểm gì?

Gỗ MFC và MDF đang dần trở thành chất liệu chính để làm những sản phẩm nội thất hiện nay. Bởi chúng có nhiều ưu điểm vượt trội về giá thành, tính thẩm mỹ,… Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh gỗ MFC và MDF về những điểm giống và khác nhau một cách chi tiết. Các bạn cùng tham khảo nhé.

So sánh gỗ công nghiệp MFC và MDF: Điểm giống

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC và MDF

Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp MFC và MDF đều có khả năng chông mối mọt tốt. Chúng không bị cong vênh như gỗ tự nhiên. Đồng thời chúng cũng có khả năng chống va đập khá tốt.

Bên cạnh đó, những loại ván gỗ MFC và MDF đều được phủ sơn bóng bên ngoài, nhờ vậy chúng đem lại cho sản phẩm tính thẩm mỹ cao, không bị bám bẩn và bền màu. Với bề ngoài bóng mịn, việ lau chùi, vệ sinh chúng cũng rất dễ dàng.

So sánh gỗ MFC và MDF: Sự giống nhau
So sánh MFC và MDF: Sự giống nhau

So sánh gỗ MFC và MDF về trọng lượng thì chúng đều khá nhẹ. Do vậy, việc thi công, láp đặt và vận chuyển cũng không gặp nhiều khó khăn. Một ưu điểm nữa của 2 loại gỗ này đó là chúng có giá thành rẻ.

So sánh MFC và MDF với gỗ tự nhiên thì chúng cũng có tính thẩm mỹ không hề kém cạnh. Có được điều đó là bởi chúng được dán lên bề mặt các chất liệu Melamine, Laminate, Veneer với những màu sắc khác nhau. Những đường vân gỗ cũng như màu sắc tự nhiên của chúng mang đến sự sang trọng, hiện đại cho không gian.

Nhược điểm của gỗ công ngiệp MDF và MFC

Gỗ MFC và MDF đều là những loại gỗ công nghiệp được làm từ các dăm gỗ. Do vậy, nhìn chung khả năng chịu nước của chúng không lớn. 2 loại gỗ này cũng không thể khắc, chạm trổ những hình trang trí như gỗ tự nhiên.

Gỗ MFC và MDF có độ cứng tốt nhưng lại không có độ dẻo dai. Ngoài ra, nếu trong quá trình sản xuất sử dụng chất keo quá liều có thể gây độc hại cho sức khỏe người dùng.

So sánh gỗ MFC và MDF: Điểm khác

Cấu tạo và quy trình sản xuất

Đầu tiên, chúng ta cùng so sánh hai loại gỗ công nghiệp này về cấu tạo và quy trình sản xuất nhé.

Cấu tạo và quy trình sản xuất
Cấu tạo và quy trình sản xuất

Theo đó, gỗ công nghiệp MFC và MDF đều được làm từ những loại gỗ rừng như: bạch đàn, cao su, keo,… Tuy nhiên, quy trình sản xuất của chúng khác nhau.

Với gỗ MFC: Những loại gỗ rừng sau khi được khai thác sẽ được đưa về nhà máy để băm nhỏ ra. Sau đó, người ta sử dụng keo, chất kết dính trộn với hỗn hợp này và tạo dưới áp suất cao để hình thành nên những ván MFC như mong muốn.

Trong khi đó, với gỗ MDF thì gỗ rừng được nghiền nhỏ thành bột rồi trộn với chất kết dính dưới áp suất cao để tạo nên các tấm MDF.

Sau đó, người ta sử dụng các tấm gỗ MDF và MFC để tạo nên những món đồ nội thất văn phòng, nội thất dùng trong gia đình hay nội thất khách sạn … để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.

So sánh độ bền của 2 loại gỗ MFC và MDF

Về độ bền của 2 loại gỗ này, nhìn chung là khá tốt. Trong đó, gỗ MFC được đánh giá cao hơn về khả năng chịu lực, đặc biệt là gỗ MFC lõi xanh.

So sánh độ bền của 2 loại gỗ MFC và MDF
So sánh độ bền của 2 loại gỗ MFC và MDF

Bởi lẽ, những tấm MFC được tạo từ dăm gỗ chứ không phải bột gỗ nên có thể chịu được lực tốt hơn.

So sánh MFC và MDF: Khả năng chống ẩm

Về khả năng chống ẩm, những sản phẩm nội thất bằng gỗ MDF lại được đánh giá cao hơn so với gỗ MFC. Sự khác biệt này là bởi gỗ MDF làm từ bột gỗ nền bề mặt mịn khiến nước khó có thể tấn công. Trong khi đó, những sản phẩm làm từ gỗ MFC, do được cấu thành từ dăm gỗ mà giữa các dăm gỗ lại có những kẽ hở nên nước sẽ dễ dàng xâm nhập.

Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau so sánh gỗ MFC và MDF về những điểm giống và khác nhau. Như vậy, việc nên chọn đồ nội thất bằng loại gỗ nào thì cần phải chú ý tới nhu cầu, tính chất và đặc điểm môi trường sử dụng. Khi chọn lựa chất liệu gỗ khéo léo thì bạn sẽ có thể sở hữu một không gian thẩm mỹ, hiện đại và góp phần tiết kiệm nguồn chi phí cho doanh nghiệp.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*